Xử Lý Nước Thải Khu Dân Cư – Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt
Nội Dung Chính Bài Viết
Xử lý nước thải khu dân cư đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Bởi tốc độ phát triển của hình thức khu dân cư ngày càng phổ biến.
Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thực tế của người dân tăng lên. Các tổ hợp khu dân cư được hình thành với nhiều chức năng khác nhau. Đáp ứng nhu cầu cho người dân về an cư lập nghiệm, an ninh xã hội.
Nước thải khu dân cư cần được xử lý không chỉ để đáp ứng tiêu chuẩn xả thải bắt buộc do quy định của nhà nước. còn đáp ứng tính nhân văn của con người đối với môi trường.
Khu dân cư cần có hệ thống thu gom, xử lý nước thải để đáp ứng điều kiện trong quá trình hình thành tách thửa ra sổ.
Khu dân cư cần có hệ thống thu gom xử lý nước thải để đáp ứng tiêu chuẩn xả thải cho phép của cơ quan nhà nước.
Các khu dân cư cần có hệ thống thu gom xử lý nước thải để đáp ứng chất lượng môi trường xung quanh tới mọi người xung quanh và bản thân.

Thành phần nước thải khu dân cư.
Nước thải khu dân cư là nước thải sinh hoạt. Mang thành phần đặc trung của nước thải sinh hoạt.
nước thải khu dân cư chứa nhiều chất hữu cơ, Nito, P, dầu mỡ,… có khả năng phân hủy sinh học.
Nước thải khu dân cư có các nguồn phát sinh chính như:
Nước thải phát sinh sau hầm tự hoại 3 ngăn của mỗi gia đình.
Nước thải sàn, nước thu gom từ nhà tắm, sàn,….
Nước thải từ khu nhà bếp, nhà ăn, nhà hàng, quán nước trong khu dân cư.
Công nghệ xử lý nước thải khu dân cư
Hiện nay có nhiều công nghệ áp dụng xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư. Các công nghệ có ưu điểm, nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà chúng ta lựa chọn áp dụng phù hợp thực tế.
Các công nghệ xử lý nước thải khu dân cư như:
Chúng tôi giới thiệu công nghệ xử lý nước thải khu dân cư như sau:

Bể thu tách mỡ:
Bể tách mỡ được thiết kế với công năng loại bỏ chất ô nhiễm có tỉ trọng nhẹ hơn nước. Bể được thiết kế 03 ngăn nhằm tách triệt để chất ô nhiễm.
Mỡ, cặn nổi trong bể sẽ được bơm hút định kỳ. Nước sau bể tách mỡ sẽ tự chảy về hố thu gom.
Hố thu HT:
Các hố thu gom cùng với hệ thống dẫn nước sẽ thu gom toàn bộ nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của khu dân cư. Nước thải từ nguồn hầm tự hoại, từ khu bếp và từ các trung tâm thương mại, chợ công viên sẽ được tập trung về hố thu tổng. Trên tuyến thu gom có bố trí các song chắn rác loại bỏ các cặn rác có kích thước khác nhau. Tại hố thu nước sẽ được tập trung và được đưa vào hệ thống xử lý nước thải bằng bơm chuyển trung gian.
Bể Điều hòa:
Nước thải tại bể điều hòa được điều hòa về lưu lượng và chất lượng nước thải. Nước thải sẽ được xáo trộn liên tục nhằm hòa tan chất ô nhiễm để ổn định nồng độ và lưu lượng để thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học phía sau.
Trong bể điều hòa có bố trí hệ thông phân phối khí ở đáy bể được cấp bởi máy thổi khí. Cấp khí nhằm ổn định chất lượng nước thải trước khi sang công trình tiếp theo.
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm chìm bơm vào bể sinh học thiếu khí Anoxic
Bể Anoxic (thiếu khí ):
Bể Anoxic có chức năng xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3– thành N2, khử Phospho.
Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD. Do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3–. Tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3–.
Nhằm nâng cao và ổn định hiệu quả xử lý của VSV thiếu khí, nước thải sẽ được cung cấp dưỡng chất hỗ trợ cần thiết bằng các bơm định lượng. Nước thải trong bể Anoxic sau đó tự chảy đến bể sinh học hiếu khí Aerotank.

Bể Aerotank (hiếu khí) trong hệ thống xử lý nước thải khu dân cư:
Nước thải sinh hoạt đi vào bể sinh học hiếu khí có chứa các chất hữu cơ ở dạng hòa tan, các hợp chất chứa Nito, Photpho,…
Bể sinh học hiếu khí có chế độ vận hành liên tục dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí.
Trong hệ thống xử lý nước thải khu dân cư. Bể vi sinh được cung cấp dưỡng khí oxy nhờ máy thổi khí. Lượng khí oxy trên được cung cấp liên tục nhằm đảm bảo cho các vi sinh vật hiếu khí trong nước tồn tại và tăng trưởng. Oxy còn có tác dụng xáo trộn nước thải liên tục, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa khí – nước thải.
Các vi sinh vật chuyển hoá bằng cơ chế hấp thụ, hấp phụ ở bề mặt và bắt đầu quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ gây ô nhiễm sinh học, tạo ra CO2, H2O cùng với tế bào vi sinh vật mới dưới dạng bùn sinh học.
Chất hữu cơ + C5H7NO2 (VSV) + 5O2=> 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSVmới (1)
Ngoài ra còn diễn ra quá trình Nitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tạo. Quá trình Nitrate hóa Amoni diễn ra nhờ sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter.
Nhờ quá trình hoạt động trên của VSV mà các nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sẽ giảm dần đến một mức độ yêu cầu.
Trong bể bố trí 02 bơm chìm nhằm hoàn lưu hỗn hợp bùn – nước về bể thiếu khí nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các hợp chất N, P,…
Nước thải chứa bùn vi sinh sẽ được chảy sang bể lắng bùn sinh học.
Bể Lắng:
Bể lắng bùn sinh học của hệ thống xử lý nước thải khu dân cư thiết kế kiểu lắng đứng. Bể lắng có chức năng tách bùn vi sinh có trong nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực.
Nước thải được phân phối điều ở trung tâm, nước thải sẽ di chuyển hướng xuống đáy để ra khỏi ống trung tâm. Phần nước trong sẽ di chuyển hướng lên và thu tại máng thu nước, phần bùn sẽ lắng xuống đáy bể. Bùn ở đáy bể sẽ được 02 bơm chìm đặt trong hố hút bùn hút đi. Bùn tuần hoàn 1 phần sẽ hoàn lưu về bể thiếu khí. 1 phần bùn tuần hoàn sẽ được loại bỏ sang bể chứa bùn.
Nước sau bể lắng cơ bản đã đảm bảo các chỉ tiêu xử lý, nước thải sẽ được dẫn sang bể khử trùng.
Bể Khử Trùng trong hệ thống xử lý nước thải khu dân cư:
Tại bể khử trùng. Nước thải sinh hoạt sau xử lý sẽ được bơm định lượng bơm cấp một lượng dung dịch clorine nhất định vào trong bể để diệt các vi sinh vật có hại trong nước thải như coliform, ecoli,… Hóa chất khử trùng Chlorine là một chất oxi hóa mạnh. Hóa chất Chlorine sẽ khuếch tán qua màng tế bào vi sinh vật và phản ứng với enzim nội bào của vi sinh. Hóa chất khử trùng gây ức chế, phá hủy các enzim này và làm vô hiệu hóa quá trình trao đổi chất của vi sinh vật với môi trường. Do đó chúng không thể phát triển được và bị tiêu diệt để đảm bảo nước sau xử lý không bị vượt chỉ tiêu coliform.
Nước thải sau khử trùng sẽ đạt Tiêu chuẩn xả thải trước khi ra môi trường.
Bể chứa bùn:
Bùn thải từ bể lắng, bể tách mỡ được bơm bùn đưa về bể chứa bùn để tách nước. Phần nước sau khi tách được dẫn trở về bể điều hòa để tuần hoàn xử lý. Phần bùn khô định kỳ được xe chuyên dụng đến hút và đưa đi xử lý đúng quy định.
Kết thúc quy trình xử lý.
Nhà điều hành:
Nhà điều hành thiết kế cách âm, chứa các thiết bị như tủ điện, máy thổi khí, bồn hóa chất, bơm định lượng,…
- Máy thổi khí: Được cố định chắc chắn bằng các giá đỡ xuống nền nhà, có các khớp chống rung.
- Tủ điện: Loại tủ đạt TCVN.
- Bồn hóa chất: Phù hợp với môi trường hoạt động.
- Các thiết bị được định vị và cố định chắc chắn.
Xem thêm bài viết Xử Lý Nước Thải chung cư
Để hiểu hơn về công nghệ cũng như được tư vấn cụ thể chi tiết về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Cũng như để được tư vấn về lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý nước thải vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh chuyên xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp với chi phí tối ưu, hiệu quả, đơn giản trong vận hành
![]() |
Công ty TNHH Việt Thủy Sinh – Công Ty Xử Lý Môi Trường.
Chuyên xử lý nước thải, Xử Lý Nước Cấp, Xử Lý Khí Thải Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiệu quả – Nhanh chóng XU LY NUOC THAI SINH HOẠT – XU LY NUOC THAI Hotlline: 0932.422.890 Website: https://thietbimoitruonghcm.com/ |