0932.422.890

Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Bằng Hồ Sinh Học

Chia sẻ bài viết
Rate this post

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hồ sinh học

Hay nói xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học tự nhiên. Đây là phương pháp được áp dụng từ lâu. Mang lại hiệu quả nhất định cho 1 số chỉ tiêu cần xử lý.

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi ở Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh. Đặc biệt sự chuyển hóa từ quy  mô hộ gia đình sang quy mô trang trại. Mục đích của ngành chăn nuôi cũng là đáp ứng nhu cầu cho đại đa số người dân. Bên cạnh các mặt tích cực về kinh tế, lương thực thực phẩm thì tác động đến môi trường từ nước thải chăn nuôi cũng đang gây ảnh hưởng lớn.

Nguyên nhân từ giới hạn kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chi phí vận hành hệ thống. Thì nguyên nhân lựa chọn nhà cung cấp và công nghệ chưa phù hợp làm cho công tác bảo vệ môi trường từ các chủ trang trại gặp nhiều khó khăn.

Hôm nay chúng tôi giới thiệu phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học tự nhiên.

Thành Phần Nước Thải Chăn Nuôi.

Thành phần của nước thải chăn nuôi heo hầu hết là các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật tồn tại ở dạng hoà tan.

Đặc trưng ô nhiễm của loại nước thải này là chất hữu cơ, Nitơ, Phospho và vi sinh gây bệnh.

Tuỳ theo quy mô sản xuất, quỹ đất dùng cho xử lý, điều kiện kinh tế, mục đích sử dụng chất thải, nước thải từ chăn nuôi, yêu cầu của nguồn tiếp nhận…mà có thể áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

Thông thường xử lý nước thải chăn nuôi áp dụng phương pháp sinh học là chính. Phương pháp xử lý sinh học tự nhiên là phương pháp được áp dụng từ rất lâu và quen thuộc với người dân. Tuy hiệu suất xử lý không triệt để nhưng có ưu điểm nỗi bật riêng.

 Giới Thiệu Về Xử Lý Nước Thải Chăn Nuôi Bằng Sinh Học Tự Nhiên.

Thực vật nước thuộc loài thảo mộc, thân mềm. Quá trình quang hợp của các loài thủy sinh hoàn toàn giống các thực vật trên cạn. Vật chất có trong nước sẽ được chuyển qua hệ rễ của thực vật nước và đi lên lá. Lá nhận ánh sáng mặt trời để tổng hợp thành vật chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này cùng với chất khác xây dựng nên tế bào và tạo ra sinh khối. Thực vật chỉ tiêu thụ các chất vô cơ hòa tan.

Vi sinh vật ( tự nhiên hoặc nhân tạo) sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ và chuyển chúng thành các chất và hợp chất vô cơ hòa tan. Các hợp chất vô cơ hòa tan thực vật có thể sử dụng chúng để tiến hành trao đổi chất. Quá trình vơ cơ hóa bởi VSV và quá trình hấp thụ các chất vơ cơ hòa tan bởi thực vật nước tạo ra hiện tượng giảm vật chất có trong nước.

chuyển hóa thực vật trong xử lý nước thải
chuyển hóa thực vật trong xử lý nước thải

Có 3 loài thực vật nước chính trong xử lý nước thải:

Thực vật nước sống chìm :

Loại thực vật nước này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở nguồn nước có đủ ánh sáng. Chúng gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó các loài thực vật nước này không hiệu quả trong việc làm sạch nước thải.

– Thực vật nước sống trôi nổi :

Rễ của thực vật này không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá phát triển trên mặt nước. Nó trôi nổi trên mặt nước theo gió và dịng nước. Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy nước thải.

– Thực vật sống nửa chìm nửa nổi :

Loại thực vật này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở những nơi có chế độ thủy triều ổn định.

Thưc vật xử lý nước thải chăn nuôi
Thưc vật xử lý nước thải chăn nuôi

           

Xử lý nước thải chăn nuôi hồ sinh học lục bình.

Lục bình có tên khoa học l Eichhoria crassipes. Ở nước ta lục bình còn gọi là bèo Tây.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng lục bình
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng lục bình

Lục bình là cây thân thảo, trôi nổi trên mặt nước. Thân gồm một cái trục mang nhiều lóng ngắn và những đốt mang rễ + lá.

Rễ sợi, cố định, không phân nhánh, mọc thành chùm dài, chiếm 20 – 50% trọng lượng của cây tùy theo môi trường sống nhiều hay ít chất dinh dưỡng.

Lá lục bình mọc theo dạng hoa thị, cuống phồng lên thành phao nổi. Cây con phao ngắn và phồng to, cây già các phao kéo dài  tới 30 cm. Tính nổi của lục bình là do tỉ lệ cao của khí ở trong cuống lá (chiếm 70% thể tích).

Lục bình sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 10oC – 40oC nhưng mạnh nhất ở nhiệt độ 20oC – 30oC, vì vậy ở nước ta lục bình sống quanh năm.

Cơ chế xử lý của bèo tây

Phần cơ thể Nhiệm vụ
Rễ và/hoặc thân Là giá bám cho vi khuẩn phát triển
Lọc và hấp phụ chất rắn
Thân và/hoặc lá ở mặt nước hoặc phía trên mặt nước Hấp thụ ánh sáng mặt trời do đó ngăn cản sự phát triển của tảo
Làm giảm ảnh hưởng của gió lên hồ xử lý
Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyển
Chuyển oxy từ lá xuống rễ

 

Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ lục bình có thể xem như là một bể lọc sinh học nhỏ giọt. Vận tốc thấp có dịng chảy theo chiều ngang. Cơ chế loại chất ô nhiễm của hệ thống chủ yếu là lắng và phân hủy sinh học. Bộ rễ của chúng có tác dụng như một bộ lọc cơ học và tạo giá bám cho vi sinh vật.

Oxy dùng để oxy hóa chất hữu cơ trong hồ được cung cấp bởi sự khuếch tán của không khí, sự quang hợp của tảo và giải phóng từ rễ của lục bình thông qua lớp biofilm. Hai quá trình đầu tiên chuyển đổi oxy trực tiếp bên trong nước, trong khi quá trình thứ ba oxy được giải phóng thông qua lớp biofilm.

Sự khuếch tán của không khí liên quan đến hiệu quả của qu trình di chuyển oxy qua lại. Oxy di chuyển qua bề mặt của hồ khoảng 0.5-1.5g/m3.ngày. Trong hồ lục bình, sự di chuyển này kém hơn do lục bình che phủ mặt hồ và sự chuyển động không đều của gió.

Cơ chế loại chất hữu cơ BOD­5

Trong các hồ xử lý, các chất rắn lắng được sẽ lắng xuống đáy dưới tác dụng của trọng lực và sau đó bị phân hủy bởi các vi sinh vật kỵ khí. Các chất rắn lơ lửng hoặc hữu cơ hòa tan được loại đi bởi hoạt động của các vi sinh vật nằm lơ lửng trong nước bám vào thân và rễ của lục bình. Vai trò chính của việc loại chất hữu cơ là do hoạt động của các vi sinh vật, việc hấp thụ trực tiếp do lục bình không đáng kể nhưng lục bình tạo giá bám cho các vi sinh vật thực hiện vai trò của mình.

Cơ chế loại N

    • Bị hấp thụ bởi lục bình và sau đó khi lục bình được thu hoạch thì N được loại khỏi hệ thống.
    • Sự bay hơi của amoniac.
    • Quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa của các vi sinh vật.

Trong đó quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa góp phần lớn nhất. Lục bình cung cấp giá bám cho các vi khuẩn nitrat hóa. Để quá trình nitrat hóa có thể xảy ra, hàm lượng DO phải ở mức 0,6–1,0 mg/L. Do đó độ sâu mà quá trình nitrat hóa có thể xảy ra quan hệ mật thiết với lưu lượng nạp BOD và tốc độ chuyển hóa oxy vào nước. Quá trình khử nitrat hĩa diễn ra trong điều kiện thiếu khí (anoxic) và quá trình này cần phải cung cấp thêm nguồn carbon cho các vi sinh vật tổng hợp các tế bao của nó và pH phải duy trì ở mức trung tính.

Cơ chế loại P

P trong nước thải được khử đi do lục bình hấp thụ vô cơ thể, bị hấp phụ hay kết tủa. Trong cơ chế khử P, hiện tượng kết tủa và hấp phụ góp phần quan trọng nhất (Whigram et al, 1980 trích dẫn bởi L Hồng Việt, 2000). Quá trình hấp phụ và kết tủa phụ thuộc vào các nhân tố như là pH, khả năng oxy hóa khử, hàm lượng sắt, nhôm, canxi và các thành phần sét.

Cuối cùng, P sẽ được loại bỏ khỏi hệ thống qua việc :

  • Thu hoạch lục bình.
  • Vét bùn lắng ở đáy.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hồ sinh học cỏ Hương Bài

xử lý nước thải chăn nuôi bằng sinh học
xử lý nước thải chăn nuôi bằng sinh học tự nhiên
xử lý nước thải chăn nuôi bằng sinh học
xử lý nước thải chăn nuôi bằng sinh học

Cỏ Vetiver (tên khoa học là Vetiveria zizanioides thuộc họ Andropogoneae) đã được Ngân hàng thế giới triển khai trồng từ những năm 1980 tại Ấn Độ.

Đến nay, việc sử dụng hệ thống cỏ Vetiver được nhiều nước khuyến khích sử dụng. Nhằm ổn định đất ở các sườn dốc, mái dốc, xử lý nước thải, xử lý những vùng đất ô nhiễm,… . Nhiều lợi ích khác như ép lấy tinh dầu dùng làm mỹ phẩm, dược phẩm, làm thức ăn chăn nuôi, ngăn ngừa lớp cỏ dại, giữ đất, nước, làm đồ thủ công mỹ nghệ, làm cây cảnh, ….

Ứng dụng cỏ Vetiver

Ứng dụng xử lý nước thải chăn nuôi mang tính hiệu quả.  Đây là một biện pháp đơn giản, dễ làm, rất kinh tế, hiệu quả và rất tự nhiên.

Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ nhanh các kim loại nặng và chất ô nhiễm khác trong nước.

Nhu cầu oxy hóa học (COD) giảm đáng kể.  Từ 420 mg/l xuống còn 120 mg/lit sau 12 ngày xử lý và đã giảm 1,92 lần so với trướckhi xử lý. Hàm lượng Ni tơ cũng giảm 1,94 lần, hàm lượng P cũng giảm 2,503 lần so với trước khi xử lý.  Điều này chứng tỏ cỏ Hương Bài có khả năng xử lý chất thải chăn nuôi lợn rất hữu hiệu.

Ngoài ra còn có 1 số thực vật khác có khả năng áp dụng vào xử lý nước thải chăn nuôi nhưng hiệu quả không cao.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hồ sinh học cỏ muỗi nước (cần tây nước):

xử lý nước thải chăn nuôi bằng hồ sinh học

    Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hồ sinh học cây cần tay

Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể Biogas.  Trong bể chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau thời gian ủ kỵ khí nhất định, nước thải trong chảy vào bể mở có bèo lục bình hoặc cỏ muỗi nước.

Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 20-40 cây/m2). Nước trong bể nông  với độ sâu bể xử lý khoảng 30cm. Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ. Kích cỡ của bể tuỳ thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý.

Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước) là loại bản địa của vùng Đông Nam . Thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông.

Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hồ sinh học rau chai và thủy trúc

xử lý nước thải chăn nuôi bằng hồ sinh học
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hồ sinh học thủy trúc cỏ trai

Tại cuộc thi cấp quốc gia: “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 3 – 2006. Bạn Lê Thế Trung, (lớp 11 M1 trường THPT Mỹ Hương, Mỹ Tú, Sóc Trăng) đã có ý tưởng dùng thủy trúc, rau trai để xử lý nước thải trong chăn nuôi. Đề tại của bạn đoạt giải nhì và được Hội đồng giám khảo đánh giá khá cao.

Tuy có khả năng xử lý chất ô nhiễm nhưng khả năng chịu đựng và khả năng xử lý không cao. nên thường ít áp dụng xử lý quy mô lớn

XEM THÊM BÀI VIẾT VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI TRANG TRẠI TẠI ĐÂY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI

Để hiểu hơn về nước thải chăn nuôi, các thông số quy định trong quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT. Cũng như tìm hiểu phương pháp quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp hồ sinh học  có thể liên hệ tư vấn miễn phí

Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh chuyên xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp với chi phí tối ưu, hiệu quả, đơn giản trong vận hành.

Công ty Xử Lý Môi Trường Việt Thủy Sinh Công ty TNHH Việt Thủy Sinh – Công Ty Xử Lý Nước Thải

Chuyên xử lý nước thải, Xử Lý Nước Cấp, Xử Lý Khí Thải

Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiệu quả –  Nhanh chóng

XU LY NUOC THAI CHAN NUOI – XU LY NUOC THAI CONG NGHIEP

Hotlline: 0932.422.890  Website: https://thietbimoitruonghcm.com/
Chúng tôi chuyên về tư vấn, cung cấp thi công lắp đặt và xây dựng hệ thống xử lý nước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!