Quy Định Về Nước Thải Y Tế Hiện Tại mà mọi chủ quản lý của cơ sở y tế tư nhân hay của quản lý nhà nước cần nắm rõ. Tránh trường hợp bị cơ quan quản lý về môi trường xử lý gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động, tổn thất kinh tế – thời gian, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và thương hiệu.
Nước thải y tế là gì?
Nội Dung Chính Bài Viết
Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện.

Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế. Bao gồm sản phẩm thải lỏng phát sinh cùng nước thải y tế.
Nước thải y tế có chứa nhiều thành phần nguy hại, gây nguy hiểm cho môi trường và ảnh hưởng tới con người nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
Để xử lý triệt để, đáp ứng tiêu chuẩn xả thải theo đúng quy định của BTNMT cần máy xử lý (module xử lý nước thải y tế, hệ thống xử lý nước thải y tế,…).
Xử lý nước thải y tế ngày nay không chỉ là quy trình bắt buộc phải có tại các cơ sở y tế mà còn là giải pháp bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe của mọi người.
Căn cứ Văn bản pháp luật.
– Luật tài nguyên nước 2012 số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012.
– Luật Bảo vệ Môi trường 2020 số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.
– Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với nước thải y tế.
Khoản 2 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định nghiêm cấm:
Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước.’’
Khoản 2, Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nghiêm cấm:
Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
Khoản 5, Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nghiêm cấm:
Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về nước thải y tế
Khoản 7 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT quy định rõ:
Điều 4. Phân định chất thải y tế
Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế.”
Quy định về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế
Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định yêu cầu cần phải đáp ứng về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế như sau:
Điều 62. Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người
Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;
b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;
c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;
d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;
đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.’’
Quy định về thu gom nước thải y tế
Theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế việc thu gom chất thải y tế – cụ thể ở đây là nước thải được quy định như sau:
Điều 7. Thu gom chất thải y tế
1. Thu gom chất thải lây nhiễm:
a) Cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;
b) Dụng cụ thu gom chất thải phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom;
c) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín;
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;
đ) Chất thải lây nhiễm dạng lỏng thu gom vào hệ thống thu gom nước thải y tế của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế;
e) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.
2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế;
b) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
3. Thu gom chất thải rắn thông thường:
chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế và chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế được thu gom riêng.
4. Thu gom chất thải lỏng không nguy hại:
chất thải lỏng không nguy hại được thu gom vào hệ thống thu gom nước thải của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế.
5. Khí thải phải được xử lý, loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trước khi xả ra môi trường xung quanh.
6. Thu gom nước thải:
a) Hệ thống thu gom nước thải phải là hệ thống kín và bảo đảm thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong cơ sở y tế;
b) Nước thải y tế được thu gom và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nước thải.
Chất lượng nguồn nước thải sau xử lý
Chất lượng nguồn nước thải sau xử lý đạt loại A/ B – QCVN 28:2010/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
Bảng 1.2: Tính chất nước thải yêu cầu sau xử lý
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | Ph | – | 6,5 – 8,5 | 6,5 – 8,5 |
2 | BOD5 (20oC) | mg/l | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
5 | Sunfua (tính theo H2S) | mg/l | 1,0 | 4,0 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat (tính theo N) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Phosphat (tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
9 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 10 | 20 |
10 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/l | 0,1 | 0,1 |
11 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/l | 1,0 | 1,0 |
12 | Tổng coliforms | MPN/100ml | 3000 | 5000 |
13 | Salmonella | Vi khuẩn/100 ml | KPH | KPH |
14 | Shigella | Vi khuẩn/100ml | KPH | KPH |
15 | Vibrio cholerae | Vi khuẩn/100ml | KPH | KPH |

Tiêu chuẩn chất lượng nước thải y tế sau xử lý
Tiêu chuẩn chất lượng nước thải y tế sau xử lý cần đạt các thông số theo QCVN 28:2010. Tuy nhiên tùy thuộc vào quy mô, nguồn tiếp nhận mà áp dụng mức độ khác nhau cụ thể:
Cột A quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Cột B quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
– Nước thải y tế thải vào cống thải chung của khu dân cư áp dụng giá trị C quy định tại cột B. Trường hợp nước thải y tế thải vào hệ thống thu gom để dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải được khử trùng, các thông số và các chất gây ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung
Giá trị tối đa (Cmax) cho phép của các thông số và các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế khi thải ra nguồn tiếp nhận được tính như sau:
Cmax = C x K
- Trong đó:
- C là giá trị của các thông số và các chất gây ô nhiễm, làm cơ sở để tính toán Cmax, quy định tại Bảng 1.
- K là hệ số về quy mô và loại hình cơ sở y tế, quy định tại Bảng 2
- Đối với các thông số: pH, Tổng coliforms, Salmonella, Shigella và Vibrio cholera trong nước thải y tế, sử dụng hệ số K = 1.
Bảng 2 – Giá trị của hệ số K
Loại hình |
Quy mô |
Giá trị hệ số K |
Bệnh viện |
≥ 300 giường |
1,0 |
< 300 giường |
1,2 |
|
Cơ sở khám, chữa bệnh khác |
|
1,2 |
Nếu có thắc mắc về quy định xử lý nước thải y tế, hay muốn được tư vấn về module xử lý nước thải y tế vui lòng liên hệ trực tiếp. chúng tôi chuyên:
Các dịch vụ của công ty Môi Trường Việt Thủy Sinh
Thiết kế, Xây dựng, thi công lắp đặt, Bảo trì Vận hành – chuyển giao công nghệ;
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải y tế – phòng khám – nha khoa
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải siêu thị
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất nước giải khát
Hệ thống xử lý nước thải nhà máy sữa
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bột ngọt
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất mì ăn liền
Hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm
Hệ thống xử lý nước thải chế biến bánh kẹo
Hệ thống xử lý nước thải lò giết mổ gia xúc gia cầm
hệ thống xử lý nước thải cao su
hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm
hệ thống xử lý nước thải chế biến hạt điều.
Hệ thống xử lý nước thải xi mạ ;
Cung cấp các thiết bị xử lý nước thải.
![]() |
Công ty TNHH Việt Thủy Sinh Công ty môi trường
Chuyên Xử Lý Nước Thải, Xử Lý Nước Cấp, Xử Lý Khí Thải Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiệu quả – Nhanh chóng XU LY NUOC THAI Y TE– MODULE XU LY NUOC THAI Y TE Hotlline: 0932.422.890 Website: https://thietbimoitruonghcm.com/ |