0932.422.890

Những Giấy Phép Thành Phần Nào Có Trong Giấy Phép Môi Trường

Chia sẻ bài viết
Rate this post

Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Giấy phép môi trường là khái niệm sẽ được thay thế có hiệu lực từ ngày 1-1-2022.  Giấy phép môi trường sẽ thay thế cho  loại giấy phép môi trường thành phần nào trước đó? Quá trình thực hiện Hồ Sơ Giấy Phép Môi Trường có tác động như thế nào tới doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp thành lập mới. Hãy cung Việt Thủy Sinh tìm hiểu trong bài viết sau:

 Khái Niệm Giấy Phép Môi Trường.

Khái niệm Giấy phép môi trường được ban hành ở Luật Bảo vệ môi trường 2020, nhưng có hiệu lực từ ngày 1-1-2022.

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nêu khái niệm về Giấy phép môi trường như sau: Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm: Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải

Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã quy định tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phần thành một loại giấy phép chung, gọi là Giấy phép môi trường.

Vai Trò Của Giấy Phép Môi Trường

Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện hoạt động sau đây:
  • Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
  • Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

Nội Dung Chính Trong Giấy Phép Môi Trường Thể Hiện

Nội dung cấp phép môi trường cho doanh nghiệp bao gồm:
  • Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
  • Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
  • Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
  • Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
  • Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Những Loại Giấy Phép Thành Phần trong Giấy Phép Môi Trường.

Theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục theo tiến độ công trình, một số loại giấy phép môi trường thành phần sẽ được tích hợp trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là Giấy phép môi trường.

Những loại giấy phép được tích hợp thành Giấy phép môi trường bao gồm:

Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

– Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

– Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

– Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;

– Giấy phép xả khí thải công nghiệp;

– Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (theo quy định tại Luật Tài nguyên nước);

– Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (theo quy định tại Luật Thủy lợi).

Như vậy, thay vì trước đây doanh nghiệp phải thực hiện 7 loại giấy phép trên theo từng ngành nghề. Doanh nghiệp chỉ cần làm một loại Giấy phép môi trường.

Ảnh Hưởng Của Công Tác Chuyển Đổi Giấy Phép Môi Trường

Hầu như doanh nghiệp không có ảnh hưởng gì  từ việc thực hiện xin cấp giấy phép môi trường.

Đối với những doanh nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 thì vẫn có thể sử dụng các loại giấy phép cũ cho đến khi hết hạn.

Trường hợp 1 trong 7 loại giấy phép môi trường thành phần kể trên hết hạn, doanh nghiệp sẽ tiến hành chuyển đổi sang Giấy phép môi trường. Thời hạn gửi đơn xin đề nghị cấp Giấy phép môi trường là trước 06 tháng khi các giấy phép thành phần hết hạn.

Những doanh nghiệp thành lập mới sẽ chỉ phải thực hiện 1 giấy phép môi trường thay cho các hồ sơ môi trường khác.

Ngoài ra theo Luật Bảo vệ môi trường hiện hành (có hiệu lực từ ngày 01/01/2022) thì doanh nghiệp chỉ cần thêm ĐTM (Đánh giá tác động môi trường) nếu như doanh nghiệp nằm trong danh mục yêu cầu.

Như vậy có thể thấy, Khi thực hiện xin cấp giấy phép môi trường theo luật mới, doanh nghiệp sẽ gặp được nhiều điều kiện thuận lợi. Cắt giảm được nhiều thủ tục khi tích hợp. Giảm bớt thời gian cho công tác xin phép.

Để hiểu rõ hơn về việc xin cấp Hồ Sơ Giấy Phép Môi Trường vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí.

Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh chuyên xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp, Tư Vấn môi trường với chi phí tối ưu, hiệu quả, đơn giản trong vận hành.

Công ty Xử Lý Môi Trường Việt Thủy Sinh Công ty TNHH Việt Thủy Sinh – Công Ty Xử Lý Nước Thải

Chuyên xử lý nước thải, Xử Lý Nước Cấp, Xử Lý Khí Thải

Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiệu quả –  Nhanh chóng

GIAY PHEP MOI TRUONG – TU VAN MOI TRUONG

Hotlline: 0932.422.890  Website: https://thietbimoitruonghcm.com/
Chúng tôi chuyên về tư vấn, cung cấp thi công lắp đặt và xây dựng hệ thống xử lý nước

Xem Thêm Các Bài Viết Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!