Nhiều doanh nghiệp, cơ quan hiện nay vẫn chưa nắm rõ về việc xin giấy phép môi trường. Trình tự xin cấp, các đối tượng nào phải xin giấy phép môi trường, chi phí thực hiện hay vấn đề pháp lý khi cơ quan kiểm tra nếu doanh nghiệp cơ quan thuộc đối tượng cần có giấy phép môi trường mà chưa thực hiện. Hôm nay Việt Thủy Sinh sẽ nêu
Giấy Phép Môi Trường Là gì?
Nội Dung Chính Bài Viết
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2022) có điểm mới là tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phần thành một loại giấy phép gọi chung là “giấy phép môi trường”.
Đối Tượng Phải Có Giấy Phép Môi Trường

Theo luật bảo vệ môi trường 2020 tại điều 39. Các trường hợp phải xin giấy phép môi trường như sau:
Hồ Sơ Cấp Giấy Phép Môi Trường.
Theo khoản 1 điều 43 luật bảo vệ môi trường 2020 thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Thời Hạn Cấp Giấy Phép Môi Trường.
Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
- 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Hiệu Lực Giấy Phép Môi Trường
Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
- 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với đối tượng còn lại
- Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định dựa theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Thời Điểm Lập Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Môi Trường
Đối với các dự án hoạt động sau ngày 01/01/2022
Đối với các dự án đầu tư hoạt động sau ngày 01/01/2022 và thuộc nhóm đối tượng phải thực hiện Giấy phép môi trường (được quy định tại Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020) thì sẽ tiến hành làm Giấy phép môi trường.
Thời điểm thực hiện Giấy phép môi trường được quy định như sau:
– Trường hợp 1: Thuộc đối tượng phải có đánh giá tác động môi trường ĐTM
Đối với dự án thuộc đối tượng phải lập đánh gía tác động môi trường ĐTM, chủ dự án đầu tư phải có Giấy phép môi trường trước giai đoạn vận hành thử nghiệm.
– Trường hợp 2: Không thuộc đối tượng phải ập đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản:
- Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
- Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí;
- Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng;
- Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư
- Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
Đối với các dự án hoạt động trước ngày 01/01/2022

Đối với những dự án đã đi vào hoạt động trước ngày 01/01/2022 thì doanh nghiệp cần xem xét lại các loại hồ sơ, giấy phép môi trường thành phần đã có để biết được chính xác thời gian khi nào cần thực hiện Giấy phép môi trường.
+ Dự án có giấy phép môi trường thành phần
Giấy phép môi trường ra đời để thay thế cho 7 loại giấy phép môi trường thành phần nhằm giảm tải và đơn giản hóa các thủ tục hành chính về môi trường cho doanh nghiệp.
Do đó, khi một trong 7 loại giấy phép môi trường thành phần hết hạn thì doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi sang Giấy phép môi trường.
– Đối với giấy phép môi trường thành phần có thời gian hiệu lực
Đối với giấy phép môi trường thành phần có thời hạn, doanh nghiệp cần thực hiện Giấy phép môi trường trước thời điểm giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực 06 tháng.
Giấy phép xả thải là loại giấy phép duy nhất có thời hạn trong 7 loại giấy phép môi trường thành phần. Vì vậy khi giấy phép xả thải hết hạn, doanh nghiệp sẽ không được gia hạn nữa mà phải chuyển sang làm Giấy phép môi trường.
– Đối với giấy phép môi trường thành phần không có thời gian hiệu lực
Đối với các loại giấy phép môi trường thành phần không có thời gian hiệu lực, thì doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi sang Giấy phép môi trường trước 06 tháng sau 5 năm kể từ ngày 01/01/2022.
+ Dự án không có giấy phép môi trường thành phần
Nếu dự án đầu tư của doanh nghiệp không có các giấy phép môi trường thành phần thì trước 06 tháng sau 3 năm kể từ ngày 01/01/2022, doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi sang Giấy phép môi trường.
Để hiểu rõ hơn về việc xin cấp giấy phép môi trường vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn miễn phí.
Công Ty TNHH Việt Thủy Sinh chuyên xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp, Tư Vấn môi trường với chi phí tối ưu, hiệu quả, đơn giản trong vận hành.
![]() |
Công ty TNHH Việt Thủy Sinh – Công Ty Xử Lý Nước Thải
Chuyên xử lý nước thải, Xử Lý Nước Cấp, Xử Lý Khí Thải Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiệu quả – Nhanh chóng GIAY PHEP MOI TRUONG – TU VAN MOI TRUONG Hotlline: 0932.422.890 Website: https://thietbimoitruonghcm.com/ |