0932.422.890

Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Hải Sản

Chia sẻ bài viết
5/5 - (1 bình chọn)

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN

Giới Thiệu Về Ngành Chế Biến Thủy Hải Sản

Ở Việt Nam, các công ty, xí nghiệp ngày càng phát triển với nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản góp phần không nhỏ cho sự phát triển ở Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại cũng có những hậu quả đối với môi trường của chúng ta. Hậu quả là nước tại sông, kênh rạch bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối. Một phần là do việc sản xuất và chế biến thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải. Lượng nước thải này có mùi hôi tanh được xả vào môi trường mà không qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào. Vì thế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản là vấn đề hàng đầu được đặt ra để xử lý nước đạt yêu cầu QCVN 11:2015/BTNMT trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Nguồn Gốc Nước Thải

Trong quá trình hoạt động chế biến thủy hải sản, do dặc điểm công nghệ sản xuất, nước thải sinh ra chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Ngoài ra nước thải được phát sinh từ quá trình vệ sinh nhà xưởng, máy móc.

Thành Phần Tính Chất Nước Thải

Nhìn chung, đầu vào hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, hải sản có chứa phần lớn các thành phần hữu cơ.

Điển hình là vụn thịt cá, máu, mỡ cá và một phần nhỏ xương, da cá… Khi bị phân huỷ sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian do sự phân huỷ các acid béo không bão hoà. Và đây cũng chính là nguyên nhân hàm lượng BOD, COD, SS cũng như hàm lượng nitơ cao trong nước thải.

Nồng độ ô nhiễm cao gây mùi hôi tanh rất khó chịu. Nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân làm việc.

Nguồn phát sinh thứ hai đó là nguồn nước thải sinh hoạt. Nước thải này dược phát sinh chủ yếu từ công nhân viên chức trong công ty. Qua các hoạt động ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, khu căn tin… Thành phần nước thải sinh hoạt này có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao.

Nước thải có thành phần chủ yếu: chất hữu cơ, dầu mỡ, nito, photpho, vi sinh vật gây bệnh…

Vì thế, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, hải sản là việc cần được thực hiện trước khi nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động. Với thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải chế biến thủy hải sản.

Xem thêm bài viết xử lý nước thải sản xuất bánh kẹo

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Ngành Chế Biến Thủy Hải Sản

Không phải công nghệ nào cũng có thể xử lý triệt để được loại nước thải này. Đối với nhà máy, xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp.

Nước sau các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp dẫn về hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp. Phải đạt quy chuẩn xả thải của khu công nghiệp.

Riêng đối với một số ngành công nghiệp có tính đặc thù sẽ áp dụng các quy chuẩn riêng. Quy chuẩn áp dụng cho nước thải chế biến thủy hải sản là QCVN 11:2008/BTNMT.

Thường dùng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học để xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản. Tùy vào ngành chế biến thủy hải sản để mình lựa chọn công nghệ phù hợp.

Hiện nay một số công nghệ được áp dụng như AAO, SBR, UNITANK… Một số công trình có BOD, COD, SS cao có thể áp dụng công trình hóa lý để giảm nồng độ. Sau đó tiếp tục được xử lý bằng công trình sinh học phía sau.

Một trong những công nghệ được áp dụng khá phổ biến hiện nay là tuyển nổi kết hợp AAO. Với công nghệ này đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.

Ví dụ một hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản có thông số đầu vào theo bảng sau.

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị đầu vào

QCVN 11-MT:2015 BTNMT

1

pH

6-8

5.5-9

2

BOD5

mg/L

1500

50

3

COD

mg/L

2100

150

4

SS

mg/L

420

100

5

Tổng Nitơ

mg/L

125

60

6

Tổng Photpho

mg/L

18

20

7

Dầu mỡ

mg/L

94

20

8

Coliform

Mpn/100mL

1,5×105

5000

Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Hải Sản Theo Công Nghệ Tuyển Nổi DAF Kết Hợp AAO

Sơ đồ công nghệ xử lý nươc thải công nghiệp chế biến thủy hải sản.

"Công

Công nghệ Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Công nghệ Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Công nghệ Xử lý nước thải chế biến thủy sản
Công nghệ Xử lý nước thải chế biến thủy sản

Xem thêm bài viết Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Nước Ngọt

Ưu Nhược Điểm Của Hệ Thống

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

  • Hệ thống sử dụng cả 2 phương án xử lý: hóa lý và sinh học.
  • Điểm mạnh của hệ thống là khả năng khử các chất ô  nhiễm cao.
  • Do có sự kết hợp của bể UASB với Aerotank.
  • Bể tuyển nổi DAF giúp thu hồi lượng dầu mỡ.
  • Tốn diện tích xây dựng hơn các công nghệ tiên tiến hiện nay

 

Vật Liệu Thi Công

  • Tùy theo quy mô lớn nhỏ của từng nhà máy để lựa chọn vật liệu xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản cho phù hợp.
  • Với công suất nhỏ thì có thể xây dựng theo dạng module bồn composite, thép CT3…
  • Đa phần ngành chế biến thủy hải sản có công suất lớn, nên được xây dựng bằng bê tông cốt thép.

Ngành chế biến thủy hải sản hiện nay hoạt động đa lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực có nguyên liệu đầu vào cũng như tạo ra các sản phẩm khác nhau. Điều đó quyết định thành phần và tính chất khác nhau của từng hệ thống. Nên phải cân nhắc lựa chọn phương án để xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy hải sản cho từng lĩnh vực cụ thể. Nhằm đạt chuẩn nước thải đầu ra thuộc phạm vi cho phép của QCVN 11-MT:2015 BTNMT.

Công ty TNHH Việt Thủy Sinh – Công Ty Xử Lý Môi Trường

Chuyên Xử Lý Nước Thải, Xử Lý Nước Cấp, Xử Lý Khí Thải

Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiệu quả –  Nhanh chóng

XU LY NUOC THAI CHE BIEN THUY HAI SAN – XU LY NUOC THAI CONG NGHIEP

Hotlline: 0932.422.890  Website: https://thietbimoitruonghcm.com/
Chúng tôi chuyên tư vấn, cung cấp thi công lắp đặt và xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!